TỔNG ĐÀI (8h00-17h00)
0932288867
(8h00 - 17h00)
HOTLINE
vgitravelgroup.comvgitravelgroup.comvgitravelgroup.com

TÌM TOUR

Liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN LỮ HÀNH QUỐC TẾ TOÀN CẦU VIỆT NAM

  • Địa chỉ: Lầu 2, 16-18 Đường số 1 - KP7 - P. An Khánh - TP. Thủ Đức - TP. HCM
  • Số điện thoại: 0932288867
  • Fax: 0932288867
  • Email: dulichtoancauvietnam@gmail.com
  • Website: vgitravelgroup.com

Kết nối mạng xã hội với VGI TRAVEL

imgimgimgimg

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TẾT Ở VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

Việt Nam và Trung Quốc là những quốc gia có phong tục đón Tết Âm lịch lớn nhất trong năm, đây là ngày lễ mang ý nghĩa hết sức quan trọng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Là dịp để các thành viên xa gần cùng đoàn tụ, sum vầy bên nhau, cùng hàn huyên câu chuyện đầu năm mới. 

 

Với sự giao thoa văn hóa láng giềng, bên cạnh những điểm tương đồng thì phong tục ăn Tết ở hai nước cũng có những điểm độc đáo riêng. 

 

Hôm nay, chúng ta cùng khám phá và tìm ra những điều thú vị đó nhé!

 

Về nguồn gốc

 

Theo truyền thuyết Trung Hoa, từ thuở xưa, mỗi dịp đầu năm người dân thường bị con vật tên Niên thú tấn công. Mọi người thường trú ẩn trong nhà với tâm trạng sợ hãi, họ thường để đồ ăn trước cửa nhà để mong Niên thú không quấy rối. Tuy nhiên, điều này không khả thi, chỉ khi họ phát hiện Niên thú sợ hãi và bỏ đi trước những đưa trẻ mặc đồ màu đỏ. Kể từ đó, mỗi năm tết đến, người dân thường trang hoàng ngôi nhà của mình bằng rực rỡ sắc đỏ, từ lồng đèn, câu đối, trang phục, …

 

Còn ở Việt Nam, người dân thường tổ chức ăn mừng vào đầu năm mới, khi đã gặt hái mùa màng bội thu. Sau một năm làm việc chăm chỉ và vất vả, các gia đình có dịp quây quần, cùng chúc nhau sang năm mới an khang - thịnh vượng, chúc nhau sức khỏe đong đầy.

 

Sự Khác Biệt Giữa Tết Việt Nam Và Trung Quốc
Ngày Tết Trung Quốc hay treo đèn lồng đỏ

 

Tên gọi, thời gian

 

Ở Việt Nam, dịp Tết Âm lịch thường được gọi là Tết Nguyên Đán, người dân bắt đầu vui Tết từ ngày 23 tháng Chạp (tức ngày đưa ông Công, ông Táo về trời) cho đến khoảng ngày mồng 7.

 

Còn ở Trung Quốc, người dân có kỳ nghỉ Tết dài hơn, khoảng gần 40 ngày, từ mồng 8 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng, được gọi là Xuân Tiết.

 

Tục lì xì đầu năm

Phong tục

 

Ở Việt Nam có rất nhiều phong tục chứa nét văn hóa đặc sắc như: tiễn ông Công ông Táo về chầu Trời (23 tháng Chạp). Phong tục gói bánh chưng, bánh tét đón Tết, tảo mộ gia tiên, chuẩn bị mâm ngũ quả, thờ cúng tổ tiên, xông đất, hái lộc, xin chữ đầu năm… 

 

Đặc biệt đi lễ chùa đầu năm được coi là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh người Việt. Đầu năm, mọi người thường đi chùa để cầu mong cho một năm mới hạnh phúc, may mắn đồng thời điều đó còn thể hiện tấm lòng thành kính của bản thân với Đức Phật, Tổ tiên. 

 

Ở Trung Quốc, họ có phong tục treo hoặc dán chữ “phúc” ngược có nghĩa là “phúc đáo” trước các khu vực của cửa nhà mang nghĩa là “Phúc đến” để cầu chúc năm mới nhiều tài lộc và hạnh phúc. Họ còn tổ chức múa lân, múa sư tử, đốt pháo tạo nên bầu không khí náo nhiệt, rộn ràng. 

 

Với không khí nô nức chuẩn bị đón năm mới, người Việt hay người Hoa cũng đều tự tay lau dọn, chuẩn bị từng chi tiết nhỏ để trang hoàng cho ngôi nhà của mình.

 

Truyền thống gói bánh chưng bánh tét

 

Ẩm thực

 

Bánh Chưng, Bánh Tét, mứt Tết, dưa hành,… là những món ăn quen thuộc trong ngày Tết của người Việt Nam. Bên cạnh đó, tùy theo từng vùng miền còn có rất nhiều món ăn đặc trưng khác nhau như: thịt kho hột vịt, canh khổ qua, thịt đông hay món canh măng khô luôn có trong thực đơn món ăn ngày Tết người miền Bắc.

 

Trung Quốc vốn nổi tiếng là một quốc gia có nên văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú. 

 

Bữa ăn đêm giao thừa không thể thiếu mì trường thọ (mong cầu sức khỏe, sống lâu), cá hấp (tượng trưng cho sự dư dả) hay sủi cảo (ngụ ý thịnh vượng)... Đa dạng các loại bánh cũng là nét đặc trưng riêng, với bánh tổ, bánh bao, bánh khoai môn, bánh củ cải... cùng các món truyền thống khác như vịt quay Bắc Kinh, gà Cung Bảo, trà trứng, lợn xào chua ngọt…

 

Bánh chưng bánh tét truyền thống

 

Tết cổ truyền ở Trung Quốc và Việt Nam có những điểm khá tương đồng nhau. Bên cạnh đó là những nét văn hóa riêng phù hợp thuần phong mỹ tục mỗi quốc gia, hướng đến những điều tốt đẹp nhất của đất nước.

Nhật Trang